Đột quỵ là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Đột quỵ không chỉ xảy ra đối với người lớn tuổi, mà ngay cả người trẻ tuổi cũng rất nhiều. Để hiểu hơn về đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ ra sao thì hãy theo dõi ngay dưới đây của ezwebsitemonitoring nhé!
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ được biết đến là một trong những căn bệnh cấp tính, rất nguy hiểm hiện nay. Đột quỵ xảy ra khi xuất hiện một số hiện tượng như vỡ mạch máu não, tắc mạch máu khiến cho dòng máu không lên não được.
Nếu như không được chữa trị kịp thời thì các tế bào trong máu sẽ bị ngừng hoạt động, điều này sẽ khiến cho người bệnh phải đối mặt với một số di chứng tàn tật, có khi là bị tử vong.
Tình trạng đột quỵ ở người trẻ hiện nay như thế nào?
Có thể nói đột quỵ là một trong những căn bệnh vô cùng đáng sợ, nó có thể xảy ra với bất cứ người nào và bất kỳ lúc nào và để lại hậu quả vô cùng nặng nề.
Trường hợp bị đột quỵ, thì người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng thiếu oxy và lúc này các tế bào não sẽ bị ngừng hoạt động trong khoảng vài phút. Khi não ngừng hoạt động thì các bộ phận trong cơ thể do não điều khiển cũng sẽ bị dừng theo.
Vậy nên, đột quỵ chính là nguyên nhân hàng đầu làm cho con người phải đối mặt với một số di chứng tàn tật lâu dài. Một số dạng đột quỵ phổ biến hiện nay gồm:
Đột quỵ xuất huyết não
Đây là một trong những dạng đột quỵ ít phổ biến nhưng có khả năng gây tử vong cực cao. Khi bị đột quỵ xuất huyết não thì mạch máu trong não sẽ bị vỡ hoặc bị rò rỉ khiến cho tình trạng chảy máu não không dừng lại được.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ khá phổ biến và chiếm tới 90% hiện nay. Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi động mạch não của người bệnh bị tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp làm cho máu lưu thông kém, thậm chí là không lưu thông.
Cơn đột quỵ nhỏ
Riêng với cơn đột quỵ nhỏ khi xuất hiện là do bệnh nhân bị thiếu máu não. Hoặc lưu lượng máu tới não bị cản trở, gây ra một số triệu chứng như đột quỵ. Khi mà lượng máu đã trở về với mức bình thường thì các triệu chứng đột quỵ sẽ bị mất đi. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cho cơn đột quỵ lớn sắp xảy ra, nên bạn cần chú ý nhé.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi, đó là:
Bệnh dị dạng mạch máu não: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đột quỵ ở người trẻ. Cùng với sự phát triển bất thường của mạch máu não thì nó sẽ dẫn tới các túi phình và xảy ra tình trạng đột quỵ xuất huyết não hoặc là đột quỵ mạch máu não.
Việc dị dạng mạch máu có thể phát hiện sớm qua phương pháp chụp cắt lớp vi tính, giống như tương phản mạch máu não hoặc là chụp cộng hưởng từ mạch máu não.
Theo thống kê hiện nay thì tỷ lệ người bị đột quỵ khi còn trẻ đều hút thuốc lá thường xuyên hoặc thụ động chiếm 50%.
Lý do bởi vì trong điếu thuốc lá chứa 7000 chất độc hóa học, các chất độc này sẽ được vận chuyển vào máu, ngay sau khi hấp thụ nó vào phổi nhằm phá hủy các tế bào của cơ thể. Đồng thời, nó còn làm tăng nguy cơ xơ vữa và làm tổn thương mạch máu não.
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu: Theo như các nghiên cứu thì tỷ lệ Apolipoprotein B với Apoprotein A- I đều có liên quan đến đột quỵ nhồi máu não. Với những người trẻ tuổi thì có lẽ là do thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe, thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
Những người bị bệnh béo phì hoặc ít vận động: Tỷ lệ người thừa cân bị đột quỵ chiếm 10% với chỉ số cơ thể BMI > 30. Ngoài chỉ số vòng bụng, vòng mông cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ.
Bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường: Khoảng 30% người trẻ bị đột quỵ là do đái tháo đường, 10% là do tăng huyết áp. Một phần cũng là do trẻ có thói quen ăn uống không lành mạnh.
Sử dụng chất kích thích: Một số chất kích thích được người dùng sử dụng thường xuyên đó chính là rượu bia.
Các biến chứng có thể xảy ra khi người trẻ tuổi bị đột quỵ
Theo các chuyên gia tại Cấp Cứu Vàng cho biết thì bệnh đột ngụy có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao, nếu như người bệnh may mắn sống sót thì nguy cơ để lại các biến chứng cao. Tùy vào thời gian phát hiện và đưa vào bệnh viện điều trị mà mức độ hệ thần kinh bị tổn thương sẽ khác nhau.
Khi bị đột quỵ, việc bạn càng chậm trễ điều trị, cấp cứu thì hệ thần kinh càng tổn thương nặng nề, dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Thậm chí thời gian hồi phục sẽ lâu hơn hoặc không thể phục hồi. Thường thì phải mất khoảng 30 ngày để người bệnh có thể phục hồi. Ngoài ra, một số trường hợp chỉ để lại biến chứng gây thương tổn vĩnh viễn, cụ thể như sau:
- Bị liệt 1 tay hoặc hết tứ chi
- Khả năng vận động rất yếu
- Bị cản trở và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp
- Bị các vấn đề về thị giác
- Sống thực vật hoặc tử vong
4 Dấu hiệu để nhận biết đột quỵ ở người trẻ
Để nhằm cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi, thì có nhiều người trên Thế Giới đã đưa ra chữ FAST nhằm phổ cập các dấu hiệu của bệnh đột quỵ cho cộng đồng. FAST là từ viết tắt cơ Face ( mặt), Arm ( tay), Speech ( lời nói) và Time ( thời gian), và nghĩa của từ FAST là phản ứng tức thời.
- Về khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó chính là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu có dấu hiệu khả năng thì bạn hãy yêu cầu bệnh nhân cười để biết chắc chắn hơn.
- Tay: Khi bị liệt thì có thể bị từ từ như tê tay, liệt một bên nhưng vẫn điều khiển được tay nhưng hơi yếu. Một số trường hợp là bị chân như nhấc chân không lên, đi bị rớt dép,…
- Lời nói: Thường bị á khẩu, nói ngọng và lớt lớt rất khó nghe
- Thời gian: Thời gian tốt nhất để đưa bệnh nhân đi khám là khi gặp một trong các dấu hiệu như trên.
Ngoài các dấu hiệu mà chúng tôi mới kể ở trên thì còn một số dấu hiệu khác như thị lực giảm sút, hoa mắt, sảng, hôn mê, chóng mặt, không đứng vững, mất thăng bằng, đau đầu và ói,….
Cách phòng ngừa đột quỵ cho người trẻ
Nhằm ngăn chặn giới trẻ bị tai biến mạch máu não thì bạn cần có lối sống và có thói quen ăn uống một cách khoa học.
- Thường xuyên tập thể dục, tối thiểu khoảng 30p/lần và duy trì khoảng 3-4 lần/ tuần để tăng cường sức khỏe.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh và đồ dầu mỡ, có nhiều cholesterol, thức uống có ga, chất kích thích và chất béo…. Nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, trứng, các loại đậu, trái cây, thịt trắng và hải sản.
- Hạn chế thức khuya, nên ngủ đúng giờ, đúng giấc và đặc biệt là chú ý đến chất lượng giấc ngủ
- Hạn chế tắm đêm, bởi vì tắm đêm rất dễ bị đột quỵ
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, để kiểm soát được đột quỵ và nhất là lượng cholesterol, tim mạch, tiểu đường với huyết áp.
Ngoài ra, đối với những người trẻ đã từng bị đột quỵ thì nên mua hoặc thuê máy thở tại nhà để hỗ trợ hô hấp khi không may đột quỵ xảy ra, đồng thời, việc có máy thở sẽ giúp cho người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Ở trong bài viết này chúng tôi cũng đã chia sẻ đến cho bạn một số thông tin, kiến thức về dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ ở người trẻ, một căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến hiện nay. Mong rằng, với các kiến thức mà chúng tôi mang tới cho bạn trong bài viết này sẽ là thông tin bổ ích nhất.